Chat ngay
top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảkhanhly2012.vp

Tầm nhìn của CEO Sadu - Chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh online

Đã cập nhật: 27 thg 3, 2023


Anh Phan Trung Kiên - CEO Sadu

Chào mừng các bạn đã quay trở lại podcast Sadutalk. Chủ đề của tập Podcast ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng lắng nghe những chia sẻ về tầm nhìn của một công ty kinh doanh sản xuất truyền thống như Sadu sẽ bám đuổi kinh doanh online như thế nào? Và ngay bây giờ, không để các bạn phải chờ lâu hơn nữa, chúng ta hãy cùng gặp gỡ và trò chuyện với anh Phan Trung Kiên - CEO của Sadu để hiểu hơn về vấn đề này nhé.


PV.Chào anh! Không biết đây có phải là kênh TikTok của anh không? E cũng tò mò không biết anh có trải nghiệm như thế nào về nền tảng này?

Phan Trung Kiên: Đúng rồi em, trước đây thì anh cứ nghĩ Tik Tok shop nó chỉ dành cho giới trẻ, thậm chí là dành cho trẻ con. Sau này tìm hiểu thì anh thấy rằng không phải như vậy, thậm chí anh đi vào Tik Tok shop anh thấy người ta bán được rất nhiều hàng, thì lúc đấy thực sự anh cảm thấy sợ. Sở dĩ, anh cảm thấy sợ là nếu như mình mà không theo đuổi, mình không làm, mình không nhanh nhạy thì có thể là mình sẽ bị chậm chân theo một cái nền tảng mới. Chat Tik Tok sẽ là một cái nền tảng rất mạnh, hiện tại anh nghĩ nó cũng đã khá mạnh rồi và trong tương lai nó sẽ phát triển rất mạnh.


PV. Các công ty khác cũng đang chuyển đổi hướng trọng tâm là chuyển mình trở nên kỹ thuật số hơn, thì anh có coi đây là cơ hội cùng việc xuất phát với các startup, hay là thậm chí là các công ty tập đoàn lớn không?

Phan Trung Kiên: Anh nghĩ là đúng như thế đấy.Tại vì là trước đây những công ty nhỏ thường rất khó có cơ hội để mà làm truyền thông, để mà tiếp cận đến người tiêu dùng cuối cùng. Thế nhưng mà bây giờ thì những cái nền tảng: thứ nhất là có internet cũng đã nối gần một phần, đặc biệt hơn bây giờ có những cái nền tảng như Tik Tok lại làm cho anh nghĩ là chưa bao giờ mà người sản xuất với cả người tiêu dùng nó gần nhau như thế này, có thể giao lưu livestream trực tiếp hỏi đáp trực tiếp với nhau rất là nhiều.


PV. Để chuyển mình theo một xu hướng năng động như vậy thì việc đầu tiên có phải là mình sẽ bắt đầu với một đội ngũ thật sự là trẻ trung?

Phan Trung Kiên: Công ty của anh thì trước đây anh tuyển nhân sự là anh cứ thấy phù hợp là anh chuyển thôi, nhưng bây giờ bên công ty anh còn có một chỉ tiêu khác nữa. Tức là anh sẽ không nhận những người mà sinh trước năm 1990, từ đây và về sau trở đi, thậm chí anh đang ưu tiên đội nhân sự là tuyển đội ngũ grenz tức là từ từ 95 trở về sau này.


PV.Trước hết thì em muốn hỏi về các sàn thương mại điện tử, thí dụ như là: shopee, Lazada, Tiki thì Sadu cũng đã có mặt ở trên 3 ghế sàn thương mại quyền lực này rồi. Đối với anh thì đâu là trở ngại khó khăn lớn nhất khi mà bắt đầu kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử này?

Phan Trung Kiên: Thực ra thì với Sadu thì anh thấy nó là do vấn đề về nhân sự. Trước đây, thì anh đã phải thay đổi về đội ngũ nhân sự đến mấy lần thì mới có được cái kết quả như bây giờ. Bởi vì là khi bắt đầu làm cái sàn thì người ta cũng phải kiên trì, phải làm theo một thời gian xong có đánh giá lượt mua, rồi bắt đầu thì người ta mới thấy uy tín và người ta mới mua hàng.


PV. Không biết liệu Sadu có gặp phải tình trạng như là các shop giả mạo có trước trên các sàn thương mại điện tử và làm mất uy tín của thương hiệu và anh xử lý chuyện đó là như thế nào?

Phan Trung Kiên: Thực ra thì bên này thì lại gặp vấn đề khác, những shop người ta quý anh người ta thấy là anh chưa làm được trên cái nền thương mại điện tử, thì bắt đầu là người ta xin phép anh và nói rằng: "Anh kiên ơi cho em được mở bán trên sàn và họ thì lại rất là tốt, vừa bán đúng giá và lại vừa thực hiện các chương trình rất là bài bản. Thế nhưng mà còn có một số những cửa hàng thì người ta lại mang cái cà gai leo của anh về, vì cái sản phẩm này nó là sản phẩm tốt uy tín thế là người ta về người ta lại nhập thậm chí có những đơn vị nhập giá bao nhiêu bán giá bấy nhiêu, họ lỗ tiền vận chuyển. Hỏi ra thì mới biết rằng là: người ta lấy sản phẩm uy tín của mình để người ta tạo cái traffic cho cái gian hàng của người ta. Thế nên là anh đang rất đau đầu về vấn đề này.


PV.Trên các sàn thương mại điện tử đấy thì có rất nhiều các khuyến mại và voucher giảm giá cho người tiêu dùng. Điều đó có làm chênh lệch hay ảnh hưởng đến các nền tảng khác như là Facebook không?

Phan Trung Kiên: Cái này thì cũng có đấy, thí dụ như khách hàng thân thiết thì dùng suốt từ bao nhiều năm nên nó có một giá cố định rồi. Thỉnh thoảng những người mới vào thì họ lại được mua với 1 cái giá rất là thấp. Thí dụ như bây giờ anh muốn mua trên Tik Tok shop, thì anh thấy hình như khách hàng mua đầu tiên bao giờ cũng được giảm ưu đãi rất sâu, khoảng 30- -40% đơn hàng. Thì cái câu hỏi này của em làm cho anh rất muốn gửi lời xin lỗi đến những khách hàng trung thành và rất mong khách hàng thông cảm, vì cái giá nó hơi cao hơn so với những người dùng mới, và các nhà mạng cũng như các hãng là thường lấy cái giá thấp cho những người mới bắt đầu, để mà lôi kéo các khách hàng mới, thì mong muốn mọi người hiểu giúp một điều rằng là: khi mà chúng ta biết đến cà gai leo Sadu sớm hơn, thì chúng ta đã biết sử dụng cái sản phẩm tốt sớm hơn và chúng ta đã được cái lợi ích để chúng ta có được sức khỏe tốt rồi, thì thông cảm giúp công ty về việc đó.


Pv. Quay lại cái Tik Tok, ở đầu tập podcast cũng đã bắt đầu có mặt trên nền tảng này mới đây đúng không anh? Vậy anh cảm nhận đây là nền tảng như thế nào? và liệu tik tok có phải chỉ có giới trẻ dùng hay không?

Phan Trung Kiên: Trước đây thì anh nghĩ như vậy, anh nghĩ rằng đây là nền tảng dùng để chơi, dùng cho giới trẻ, thậm chí là dùng cho trẻ con. Thế nhưng thỉnh thoảng mình xem thì mình thấy có 1 số nhãn hàng, thậm chí là xe cộ, thậm chí là những nhãn hàng có giá trị lớn, người ta bán hàng trên đó. Đến lúc hỏi bạn hỏi bè rất nhiều người truyền thông cho anh. Người ta quý mình, người ta gọi anh Kiên ơi ! anh bán trên nền tảng mới đi, không có là anh chậm chân đấy. Đến lúc mình xem ra thì đúng như thế thật. Đây là 1 nền tảng rất mới trong tương lai và không còn giới trẻ tham gia nữa, mà cả những độ tuổi như anh thậm chí nhiều hơn là mọi người tham gia trên đó rồi.


PV. Vậy Có bao giờ anh bị áp lực hay luôn phải suy nghĩ cập nhật theo xu hướng theo thế giới trẻ năng động để theo kịp được nền tảng sôi động như này không ạ?

Phan Trung Kiên: áp lực chứ! áp lực là bây giờ mới tầm hơn 40 thôi, nhưng mà anh thấy là những cái kiến thức của thế hệ anh nhiều khi không theo kịp được giới trẻ như các em hiện nay, nhiều khi là cái công nghệ nó thay đổi quá nhanh, thế nên anh phải lựa chọn cái phương án là: bạn bè cũng lựa chọn chơi với nhiều người trẻ, nhân viên cũng chọn nhân viên trẻ, thế nên là thực sự là rất áp lực.


PV. Vậy theo anh với nền tảng social media này đem lại những cơ hội và thách thức gì đối với các cty truyền thống đang chuyển mình sang kỹ thuật số nói chung và Sadu nói riêng?

Phan Trung Kiên: Trước đây, nó vừa là cơ hội, vừa là thách thức, vì cơ hội nhiều hơn là những công ty mới khởi nghiệp, đặc biệt những công ty làm về nông nghiệp. Trước đây các công ty làm nông nghiệp hầu hết không thể bán được sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng, mà bán ra được sản phẩm phải đi qua 3 -4 bước, qua 3-4 kênh trung gian( thứ nhất đi qua thương lái, thương lái cho qua đến đầu mối, rồi đầu mối mới cho đến đầu mối chợ và cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng). Lúc đấy làm ra 1 sản phẩm tốt nhưng không có ai công nhận cả. Đây là cơ hội cho những người làm nông nghiệp như anh bán được với giá cao, được người tiêu dùng công nhận cái sản phẩm của mình. Thế nhưng mà bây giờ, người làm nông nghiệp đã khó rồi nhưng mà giờ làm nông nghiệp còn phải biết nhiều thứ: nào là phải biết truyền thông, phải biết giới thiệu sản phẩm, phải cập nhật công nghệ. Đấy là cái vấn đề áp lực hơn rất nhiều.


PV.Trong thế giới công nghệ hiện nay đang nổi rầm rộ ứng dụng chát gpt, không biết anh đã trải nghiệm và cảm nhận cái chatbot này như thế nào? Nó có ảnh hưởng gì đến việc kinh doanh của mình hay không?

Phan Trung Kiên: Anh rất là mừng bởi vì là khi mà anh thấy chát GPT được báo chí nhắc đến nhiều thì anh mới yêu cầu nhân viên của anh mua tài khoản và để ý đến cái lĩnh vực này, thì các bạn ấy lại nói với anh là cái này bọn em dùng lâu rồi, anh thấy là nhân viên của anh cập nhật rất là nhanh và anh cũng thấy tự hào về điều đấy.


Còn về cái ứng dụng của nó thì như thế này: tức là khi mà anh hỏi những câu hỏi mang tính chất xã hội, thí dụ như để mà dùng ứng dụng này cho công tác viết lách, đặc biệt mà viết những đoạn văn thì anh thấy nó chưa đạt. Thế nhưng mà khi anh thấy là nếu chúng ta dừng lại ở cái việc mà tìm kiếm thông tin thì nó sẽ nhanh và đầy đủ hơn Google khá là nhiều. Thí dụ như em tìm là "cách thức nuôi con gà" hay "làm thế nào để quả trứng gà ngon" thì nó sẽ tổng hợp các kiến thức lại đưa cho em một cái giải pháp khá là đầy đủ.


PV. Với một công ty nông nghiệp nhưng lại sử dụng công nghệ cao và rất là chịu theo đuổi kịp xu hướng như vậy thì anh có nghĩ rằng mình có thể vươn xa trong tương lai ví dụ như là xuất khẩu mặt hàng sang các nước láng giềng hay không?

Phan Trung Kiên: Chẳng hạn trước đây, khi mà sản phẩm của anh đã được nổi tiếng trong nước, thì rất nhiều người khuyên anh là nên xuất khẩu ra nước ngoài. Thế nhưng mà thực sự là anh chưa muốn thế, nhưng mà từ thời điểm này trở về sau thì anh sẽ lên kế hoạch làm, và anh muốn làm điều đó. Bởi vì trước đây, khi anh luôn nghĩ là cái cách thức mọi người làm cũng đa phần là hàng Việt Nam xuất khẩu đi qua một đơn vị phân phối ở nước ngoài hoặc thậm chí là chúng ta chỉ là đơn vị gia công thôi. Ví dụ như là chúng ta không được đóng cái mác Sadu mà chúng ta phải đóng theo một cái đơn vị là sản xuất ở Nhật hay ở nước nào đó và chúng ta chỉ có cái lõi. Người ta không biết chúng ta là ai cả, thì anh không thích theo hình thức đó. Thế nhưng là từ nay trở đi thì chúng ta hoàn toàn có thể xuất khẩu được ở cái việc mà chúng ta có cái nhãn hàng của chúng ta và chúng ta có thể là đặt một cái địa điểm kho bên đấy thôi. Còn cái việc mà nhân viên kinh doanh, chúng ta chạy chúng ta làm truyền thông sẽ ngồi ở Việt Nam và sẽ làm được khắp thế giới. Anh nghĩ đấy là cơ hội của những công ty nông nghiệp như anh.


Cảm ơn anh Kiên, đã dành thời gian chia sẻ cho em cũng như các bạn đã lắng nghe tập podcast ngày hôm nay. Chương trình cũng hy vọng rằng đây sẽ là tầm nhìn chiến lược cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp làm nông nghiệp nói riêng trong việc cập nhật xu thế công nghệ mới đa nền tảng áp dụng trong kinh doanh như hiện nay. Chúc anh Kiên và mọi người có một tuần làm việc vui vẻ, tràn đầy năng lượng và đừng quên chờ đón các tập podcast tiếp theo của chương trình trên Sadu Farm nhé.


Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=4X9MemnMxk4

----------------------------------------------------------------------------------------------

Hotline :19008952



52 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page
Chat ngay