Chat ngay
top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảkhanhly2012.vp

Top 5 loại thảo dược quý tại Việt Nam có tác dụng bổ thận, mát gan bạn nên biết

Đã cập nhật: 11 thg 8, 2022


Từ hàng nghìn năm trước, thảo dược đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Không khó để ta bắt gặp nhiều loại thuốc được chiết xuất từ thảo dược hay những bộ phận như rễ, thân, lá được phơi khô hoặc nghiền thành dạng bột làm thuốc có tác dụng lành tính từ thảo dược.



Việt Nam của chúng ta vốn được biết đến là một đất nước có nguồn tài nguyên dược liệu vô cùng phong phú và đa dạng, với nhiều cây thuốc chứa những hoạt chất có công dụng trị bệnh hiệu quả cao. Trong số đó không thể không kể tới cây dược liệu quý như: Hoàn ngọc, xạ đen, cà gai leo, đinh lăng và diếp cá.


Với rất nhiều công dụng khác nhau, dược liệu dần trở thành xu hướng phòng bệnh và chữa bệnh của mọi người. Bước đầu trong hành trình tìm hiểu về dược liệu, Sadu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những loài dược liệu luôn gần gũi hàng ngày ngay bên cạnh chúng ta nhưng lại có công dụng ví như “thần dược” bảo vệ sức khỏe con người.


1. Cây hoàn ngọc


Cây hoàn ngọc còn được gọi là cây xuân hoa, cây nhật nguyện, cây con khỉ... có vị đắng. Cây hoàn ngọc có hai loại là hoàn ngọc trắng và hoàn ngọc đỏ. Cả hai loại hoàn ngọc đều được dùng làm thuốc, nhưng hoàn ngọc trắng ( thuộc họ Ô rô) thường được sử dụng nhiều hơn do có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe.


Hoàn ngọc có công dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như gan nhiễm mỡ, u xơ, huyết áp, tiểu đường, nhiễm khuẩn và rối loạn chức năng… (Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc tế về Nông nghiệp Fuchu (Nhật Bản) phối hợp với Đại học Cần Thơ , năm 2001)


Hỗ trợ ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của khối u ác tính (Theo nghiên cứu của Viện Hóa học công bố trên Tạp chí Y tế Thế giới của Đức Planta Medica, năm 2011)


Cây hoàn ngọc trắng dược liệu quý cho sức khỏe con người

Bên cạnh đó, cây còn có nhiều hoạt chất quý khác giúp bảo vệ tế bào gan, phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan, giúp tăng cường bài tiết, loại bỏ chất độc giúp giải độc nhanh. Các hoạt chất quý trong cây còn hỗ trợ trị rối loạn tiêu hoá, dạ dày, hành tá tràng, viêm thận cấp, các chứng bệnh phổi, u xơ tuyến tiền liệt, giảm đau khi bị ung thư...; phòng và hỗ trợ chữa các bệnh phổ biến như huyết áp, tiểu đường, các dạng bệnh do nhiễm độc, vi nấm, nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng...


Cho đến nay, đã có hơn 50 công trình nghiên cứu về tác dụng phòng chống bệnh của cây hoàn ngọc. Trong đó, có những công trình nghiên cứu tầm cỡ quốc tế đã công bố những kết quả thật bất ngờ về cây hoàn ngọc.


Hiện nay, cây hoàn ngọc đang thật sự “lên đời”, nhưng rõ ràng những nghiên cứu âm thầm và miệt mài của các nhà khoa học cách đây hơn 10 năm trước đã góp tiếng nói quan trọng để khẳng định giá trị thật của cây hoàn ngọc một loài dược liệu quý đối với sức khỏe con người.


2. Cây xạ đen


Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth. Trong dân gian còn được gọi là cây bách giải, cây bạch vạn hoa, cây đồng triều hoặc cây ung thư (dân tộc Mường, Việt nam). Lá xạ đen dày và có răng cưa nhỏ khi còn non, ngọn tím. Khi thưởng thức, xạ đen có mùi thơm và hơi chát kèm vị ngọt đăc trưng của cây thuốc.


Cây xạ đen

Xạ đen là loại dược liệu quý có nhiều tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị đẩy lùi viêm nhiễm, các bệnh lý về gan, tiếu đường, mỡ máu,...và đặc biệt các hợp chất được tìm thấy trong xạ đen còn có khả năng ngăn ngừa và triệt tiêu sự phát triển của khối u bướu, ung thư.


Ngày nay, có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư của loại cây này. Điển hình phải kể đến công trình nghiên cứu “Cây xạ đen và hiệu quả điều trị bệnh ung thư” của Giáo sư Lê Thế Trung – nguyên Giám đốc Học viện Quân Y. Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm đã tìm ra các hợp chất: Flavonoid, Quinon, Saponin Triterpenoid, Maytenfolone A có khả năng tiêu diệt các khối u bướu đặc biệt là u ác tính. Đây là các chất vô cùng quý hiếm mà ít thấy ở các dược liệu khác.


Bộ tứ dược chất quý trong xạ đen: Flavonoid, Quinon, Saponin Triterpenoid, Maytenfolone A giúp “khống chế” tế bào ung thư. Với những tác dụng trên xạ đen được ví như " tiên dược" trị bách bệnh mà chúng ta không thể bỏ qua loài thảo dược này.


3. Cây cà gai leo


Như chúng ta đã biết, cà gai leo được đánh giá là cây dược liệu quý, từ xa xưa đã được người dân sử dụng để điều trị các bệnh về gan, giải độc gan, giải độc rượu bia một cách hiệu quả.


Theo tài liệu nghiên cứu cho thấy trong cà gai leo có những hoạt chất như glycoalcaloid, đây là loại chất có tác dụng tiêu độc gan đồng thời có tác dụng bảo vệ gan hiệu quả mà không phải loại thảo dược nào cũng có được. Hợp chất có trong cà gai leo có tác dụng kìm hãm sự phát triển và hạn chế virus gây viêm gan, hạn chế giai đoạn phát triển của xơ gan. Đặc biệt nhất là khả năng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B mãn ở thể hoạt động.


Với tính chất the ấm, mùi thơm và nhờ các hoạt chất giúp cà gai leo có tác dụng chính trong việc hỗ trợ điều tri viêm gan B. Bên cạnh đó cây cà gai leo cũng được coi là phương pháp giải độc gan, hạ men gan cao và giải độc rượu bia tốt nhất.



Cây cà gai leo

Cà gai leo là một loại thảo dược thuộc họ Solanaceae, thuộc dang thân leo dài từ 60 – 100 cm. Lá hình trứng hoặc hơi thuôn, thân cây nhiều gai, quảđỏ mọng đường kính từ 7- 10 mm. Cà gai leo ra hoa vào tháng 4- 8 và có thể thu hái quanh năm.


Trong thân và rễ cây cà gai leo chứa nhiều tinh bột và các hoạt chất khác như alkaloid, glucoalkaloid,… có tác dụng phòng chống các tác nhân gây ra các bệnh lý trên gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao, ngăn chặn và làm âm tính các virus gây viêm gan. Thảo dược cà gai leo rất tốt cho những người thường xuyên tiếp xúc với bia rượu, người suy giảm chức năng gan. Chính vì vậy mà cà gai leo được nghiên cứu là cây tốt nhất cho gan – là khắc tinh của các vấn đề về gan.


4. Cây đinh lăng


Đinh lăng được mệnh danh là loại cây "tiên dược" của người nghèo, bởi trong dân gian thì loại cây này có tác dụng chữa trị rất nhiều căn bệnh khác nhau. Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi tên loại thảo dược chữa bách bệnh đinh lăng bằng cái tên "nhân sâm của người nghèo”. Vì chất dinh dưỡng của nó bằng 1 phần 3 loại nhân sâm của Hàn Quốc, có tác dụng trị được nhiều bệnh và mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe của người bệnh.


Cây đinh lăng

Là thuốc bổ cho sức khỏe, cây đinh lăng có chứa nhiều vitamin B1, B13; các axit amin thiết yếu và một số axit amin không thể thay thế được. Ngoài ra, cây đinh lăng còn chứa nhiều chất bổ giống như cây nhân sâm nhưng giá lại vô cùng rẻ và dễ kiếm ở mọi nơi. Đinh lăng được biết đến là thuốc bổ thần kinh, kích thích hoạt động phản xạ có điều kiện của não, tăng biên độ điện não, kích thích não bộ hoạt động. Những dịch được tiết ra từ rễ cây đinh lăng sẽ giúp cơ thể cảm giác sung sức, giảm mệt mỏi và tinh thần được thoải mái.


Ngoài ra đinh lăng còn giúp giải độc, mát gan, thanh lọc cơ thể, ổn định huyết áp, giảm đau sưng cơ khớp, giải độc cơ thể, chống dị ứng, chống suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém...


5. Cây diếp cá


Diếp cá tên khoa học là Houttuynia cordata. Có tên gọi khác là ngư tinh thảo, rau vẹn, rau dấp cá, cửu tiết liên, sẩm thảo hay xú tinh thảo thuộc họ Giấp cá (Saururaceae). Thân cây mọc đứng, ưa những nơi ẩm ướt với rễ nhỏ thường mọc ở các đốt trên thân rễ và thân rễ lại thường mọc ngầm dưới đất. Diếp cá có vị cay, chua, mùi tanh, tính mát cùng các thành phần dinh dưỡng có lợi cho con người.


Thành phần hóa học của cây diếp cá vô cùng đặc biệt. Trong diếp cá có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho con người, có nhiều giá trị y học: vitamin A, vitamin B, sắt, protein, canxi và các hoạt chất tốt cho sức khỏe: reynountrin, hoạt chất methyl-n-Nonykelton, isoquercitrin, hoạt chất canxi sulfat, thành phần acid oleic và canxi clorid. Cùng với thành phần hóa học: quercetin, limonene, hyperin, myrcene, rutin, acid capric, acid stearic, afzefin, acetaldehyd…


Cây diếp cá

Rau diếp cá với công dụng thần kỳ có thể xem như là một kháng sinh thảo dược (có chứa chất decanoyl-acetaldehyd) có tác dụng kháng khuẩn làm ức chế liên cầu, phế cầu, cầu vàng, E.coli,…., chữa bệnh phụ khoa, tăng cường sức khỏe sinh sản (trong lá chứa acid folic và vitamin B).


Ngoài ra, diếp cá còn nhiều công dụng khác như: làm chắc thành mao mạch, lợi tiểu, sát khuẩn, chống viêm, thanh nhiệt (trong lá diếp cá chứa chất quercetin và isoquercitrin có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể rất tốt và các hợp chất flavonoid được tìm thấy trong diếp cá có khả năng thúc đẩy chữa lành vết thương sau mụn), chữa nóng sốt (ở trẻ), tắc sữa (ở phụ nữ sau sinh), trị mụn nhọt, mẩn ngứa..


Trên đây là những thông tin về 5 loại dược liệu quý tại Việt Nam có tác dụng bổ thận, mát gan, tốt cho sức khỏe đã được Sadu nghiên cứu và tổng hợp. Hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích và hiểu thêm những đặc tính giúp những loại dược liệu này trở nên quý giá như vậy. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và đừng quên hãy chia sẻ thêm thông tin nếu bạn biết về những loại dược liệu quý hiếm khác với Sadu nhé!

182 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page
Chat ngay