Theo kết quả ước tính trong một nghiên cứu về tình trạng thoái hóa khớp tại Việt Nam gần đây, đã phản ánh rõ những nguy cơ gặp phải các vấn đề về thoái hóa khớp đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và có xu hướng trẻ hóa dần theo thời gian với những con số đáng báo động.
Theo ước tính của ngành Y tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp cao nhất thế giới. Trong những năm gần đây, tỷ lệ này đã tăng khoảng 20%. Thống kê cũng cho thấy cứ người 10 thì có 3 người mắc bệnh loãng xương. Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở người ở độ tuổi khoảng 45 trở lên. Tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, khiêng vác nặng, làm việc vận động sai tư thế là những nguyên nhân gây bệnh lý xương khớp thường gặp làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Cũng theo thống kê của Hội Cơ xương khớp Việt Nam, Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới với trên 30% người trên 35 tuổi và 60% người trên 65 tuổi mắc căn bệnh này. Các bác sĩ cho biết, tỷ lệ mắc các bệnh lý xương khớp trong những năm gần đây đã tăng khoảng 20%. Thống kê cũng cho thấy, cứ 10 người thì có 3 người bị loãng xương. Đây cũng là nguyên nhân khiến các bệnh lý xương khớp gia tăng. Đáng nói, bệnh không chỉ gặp ở những người cao tuổi mà ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ.
Bệnh xương khớp không phải là bệnh gây chết người nhưng đây là bệnh gây tàn phế rất cao. Các nghiên cứu trên bệnh nhân khớp cho thấy chỉ sau 5 năm phát bệnh, số bệnh nhân khớp còn chức năng lao động bình thường chỉ khoảng 40%, và 16% mất chức năng đi lại nghiêm trọng. Ngoài ra, bệnh còn gây các biến chứng như mệt mỏi, tim mạch, thiếu máu, ác tính và loãng xương. Đặc biệt đối với biến chứng tim mạch có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 4 lần.
Để chủ động phòng ngừa các bệnh lý xương khớp, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và các khoáng chất, người dân cần chủ động tăng cường bổ sung thêm các loại canxi hữu cơ từ thiên nhiên và vitamin D kết hợp với cơ chế vận động, tắm nắng thường xuyên để đảm bảo cho xương chắc khỏe. Đồng thời tìm về những thảo dược thiên nhiên lành tính để phòng ngừa và hỗ trợ các bệnh lý xương khớp, tránh những tác dụng phụ của thuốc tây lên các bộ phận trên cơ thể như gan, thận, dạ dày...Bởi vì tất cả các loại thuốc nói chung và thuốc điều trị bệnh xương khớp nói riêng, đều có thể gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt, nếu sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ thuốc còn có thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng và các tác dụng phụ rất nguy hiểm.
Phần lớn các bệnh cơ xương khớp rất khó điều trị dứt điểm, thậm chí có thể phải can thiệp phẫu thuật. Vì thế, bạn nên có biện pháp phòng ngừa bằng cách thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, trứng, cá, tôm… và các loại rau quả. Mỗi ngày bạn nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe...để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp bằng cách duy trì chế độ vận động, thể dục thể thao. Cùng với đó, bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt và làm việc bằng cách tránh ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, không mang vác nặng, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, kiểm soát tốt cân nặng tránh để tình trạng thừa cân, béo phì sẽ làm tổn thương tới các khớp, tăng lực đè nặng lên các khớp. Do vậy bạn cần điều chỉnh cân nặng hợp lý nhằm giảm bớt sức nặng lên khớp.
Việc tìm ra những phương pháp cho các chứng đau nhức xương khớp hiệu quả luôn được nhiều người quan tâm. Hiện nay, nhận thức được tác hại của việc lạm dụng thuốc như “nhờn” thuốc, gây tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, nhiều người đã chuyển hướng sang các phương pháp sử dụng thảo dược nhiên nhiên lành tính, kết hợp với ăn uống, luyện tập hay vật lý trị liệu. Không ít người trong số họ đã nhận được kết quả chữa bệnh khả quan và không còn phải “chung sống” với những triệu chứng đau nhức nữa.
Comments