Những con số đáng báo động
Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng nhanh đáng báo động trong 10 năm qua, đặc biệt tại các thành phố lớn. Theo thống kê của Bộ Y tế, riêng năm 2020, tỷ lệ thừa, cân béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.
Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020. Có đến 53% phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đánh giá thấp hơn mức bình thường.
Tình trạng thừa cân kéo dài sẽ gây rối loạn chức năng trong cơ thể diễn tiến thành bệnh. Bệnh tiến triển âm thầm trong một quãng thời gian dài khiến việc điều trị, phục hồi sẽ vô cùng khó khăn và tốn kém. Theo chuyên gia, thừa cân, béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, việc dậy thì của trẻ, đồng thời để lại nhiều nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành.
Theo WHO, béo phì ở trẻ em là một trong những gánh nặng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21. “Hậu quả của thừa cân, béo phì thường khó nhận biết ngay, nhưng không thể xem nhẹ. Khi trẻ béo phì chẳng may mắc những bệnh lý như tiêu chảy, viêm phổi,... bệnh thường có xu hướng tiến triển nặng hơn, thời gian điều trị kéo dài” - theo TS.BS. Lưu Thị Mỹ Thục - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Lâm sàng, tiết chế, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Về mặt tâm lý, từ 8 tuổi trở lên, khi đã bắt đầu nhận thức về hình thể, trẻ thừa cân dễ tự ti và gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Nhiều chuyên gia cảnh báo, trẻ béo phì tiềm ẩn nguy cơ trầm cảm cao.
Mặc dù hiện nay, nhiều phụ huynh nhận thức được thừa cân, béo phì là không tốt nhưng vẫn còn chủ quan và rất ít khi chủ động kiểm tra cân nặng của trẻ định kỳ. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, có đến 53% các vị phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đánh giá thấp hơn một mức so với thực tế.
Nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân thiếu kiểm soát ở trẻ. Trong đó, việc cung cấp dinh dưỡng quá mức chính là nguyên nhân mấu chốt. Nhiều gia đình Việt vẫn quan niệm “nuôi con bằng mắt", trẻ phải tròn trịa, đầy đặn thì mới “đạt chuẩn.”
Trẻ bị thừa cân béo phì chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể, do đó năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức. do đó những trẻ có chế độ ăn giàu chất béo, đậm độ năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì. Trẻ có cân nặng sơ sinh quá cao, suy dinh dưỡng thấp còi đều có nguy cơ thừa cân béo phì – Trẻ ăn nhanh, hay ăn vặt, thích ăn ngọt, uống nước giải khát, thức ăn nhanh (fast food), ăn nhiều vào buổi tối đặc biệt trước khi đi ngủ, Yếu tố di truyền: Trẻ mang một số gen trong các nhóm gen như nhóm gen kích thích sự ngon miệng,nhóm gen liên quan đến tiêu hao năng lượng, nhóm gen điều hoà chuyển hoá, nhóm gen liên quan đến sự biệt hoá và phát triển tế bào mỡ. Những trường hợp này thường gặp ở trẻ có bố mẹ bị thừa cân-béo phì. Ngủ ít cũng được xem như một là một yếu tố nguy cơ cao đối với thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi. Một số tác giả cho rằng hoạt động tiêu mỡ của cơ thể đạt tối đa về đêm và ngủ ít làm giảm tiêu mỡ nói chung.
Những hệ lụy khi trẻ bị thừa cân, béo phì, khó kiểm soát
Thừa cân và béo phì là nguyên nhân gây ra tử vong nhiều hơn trên toàn thế giới. Khi trẻ bị thừa cân béo phì dẫn đến tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành…khi trưởng thành. Ảnh hưởng lên hệ nội tiết - chuyển hóa: cường insulin (hạ đường huyết), đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…,
Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: Trẻ dễ bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến chán chường, không muốn đi học. Ngại giao tiếp, các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng trầm cảm
Béo phì và suy dinh dưỡng tồn tại trong cùng một nước, khu vực tạo thành gánh nặng kép mà nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang phải đối mặt. Những nơi này vừa phải đối phó với vấn đề về bệnh truyền nhiễm, thiếu dinh dưỡng, vừa phải hứng chịu ảnh hưởng từ nguy cơ bệnh lý không lây do béo phì, thừa cân, đặc biệt ở khu vực thành thị.
Hậu quả trẻ béo phì thường không đến ngay. Do đó, nhiều cha mẹ xem nhẹ tình trạng thừa cân, thậm chí còn có tâm lý chủ quan trẻ sẽ cân đối trở lại khi dậy thì. Cha mẹ cần phải dự phòng thừa cân, béo phì cho trẻ ngay từ sớm để giúp con phát triển cân đối, toàn diện và tránh được những hệ lụy sức khỏe khi trưởng thành.
Khắc phục tình trạng béo phì ở trẻ như thế nào?
Để tránh cho trẻ trở nên thừa cân, bạn phải cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng cân đối, dựa trên cơ sở có đủ mọi thứ nhưng mỗi thứ một ít, và mọi thứ nên điều độ. Ngoài ra, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tăng cường vận động và dùng các biện pháp tâm lý để giáo dục, điều chỉnh thói quen ăn uống tốt cho trẻ.
Khi điều trị chứng béo phì ở trẻ, phải đảm bảo để trẻ tiếp tục lớn lên và phát triển về mọi mặt. Do đó, không thể bắt trẻ nhịn ăn hoặc ăn quá ít. Việc như vậy, trẻ sẽ mỏi mệt, luôn buồn ngủ, học hành kém đi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút và do đó sẽ dễ bị bệnh tật. Bạn vẫn nên cho trẻ ăn uống vừa đủ.
Cần hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, thịt chân giò, nước luộc thịt, bơ, pho mát mềm, váng sữa, sữa nguyên kem, da cá béo, da các loại gia cầm nhiều mỡ... Trẻ thừa cân béo ,phì đã bắt đầu có nguy cơ rối loạn mỡ máu, vì vậy cũng cần tránh các thực phẩm có nhiều cholesterol như các phủ tạng: não, tim, gan, thận, lòng lợn... Hạn chế các món ăn có đưa thêm chất béo: bánh mì bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán... Trẻ em vẫn cần ăn dầu mỡ những nên tránh xào rán nhiều mỡ.
Trong những năm qua, với sự phát triển về y học, đội ngũ y bác sĩ dinh dưỡng đã nghiên cứu tìm tòi lý do của vấn đề này và đã có sự khẳng định: dinh dưỡng là yếu tố then chốt, quyết định đến sự tăng trưởng chiều cao của người Việt. Việc không bổ sung hay bổ sung không đúng cách các sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng là nguyên nhân lớn của việc thiếu cân bằng dinh dưỡng đó dẫn đến việc thiếu và thừa các chất.
Các chuyên gia khuyến nghị, để giúp trẻ phát triển cân đối, phụ huynh cần theo dõi tiến trình phát triển của con thông qua biểu đồ tăng trưởng, tham chiếu các thước đo để nhận biết ngay nếu con vượt ngưỡng cân nặng và tuyệt đối không thờ ơ trước dấu hiệu thừa cân.
Comentarios