Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa thì bệnh đái tháo đường (tiểu đường) đang gia tăng nhanh chóng tại các nước phát triển và đang ngày càng phát triển lan rộng trên toàn thế giới. Căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển; nó được xem như là “đại dịch” ở các nước đang phát triển.
Điều đáng lo ngại là đái tháo đường không chỉ tăng nhanh ở các nước phát triển mà còn tăng nhanh ở cả những nước đang phát triển. Trong số này, đa số là đái tháo đường tuýp 2, sự bùng nổ đái tháo đường tuýp 2. Những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn đối với cộng đồng.
Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế IDF (International Diabetes Federation), năm 2019 thế giới có 463 triệu người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Dự đoán sẽ tăng lên 578 triệu người trong năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045.
Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay trên thế giới được Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) thống kê với con số hơn 425 triệu người, nghĩa là cứ 11 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, cứ 2 người mắc bệnh tiểu đường thì 1 người không biết mình bị bệnh (không đi kiểm tra chẩn đoán bệnh tiều đường). Việc điều trị muộn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.
Theo dự đoán, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới sẽ tăng lên 522 triệu người vào năm 2030, và con số này sẽ còn tăng nhanh hơn nữa nếu mọi người chủ quan đối với căn bệnh này.
Một số con số ấn tượng khác về thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay cũng đã được thống kê dưới đây:
Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 132.600 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Con số bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em từ (0-19 tuổi) là hơn 1 triệu người. Có hơn 21 triệu phụ nữ bị tăng đường huyết và có khả năng dung nạp đường kém trong thai kỳ, tương đương 1/6 đối tượng phụ nữ mang thai. Đồng thời khoảng 2/3 đối tượng mắc bệnh tiểu đường là người cao tuổi, tuy nhiên, số người trẻ tuổi bị tiểu đường ngày càng tăng.
Trung bình cứ 6 giây có 1 người tử vong do các biến chứng tiểu đường, cụ thể: Năm 2017 con số người chết do bệnh tiểu đường khoảng 4 triệu người. Thống kê chi phí điều trị bệnh tiểu đường năm 2017 trên toàn thế giớ là 727 tỷ đô la. Nhiều hơn chi phí quốc phòng của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Qua đó có thể thấy bệnh tiểu đường đang trở thành gánh nặng trên toàn thế giới và được coi là"đại dịch" nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe tính mạng của con người.
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng, số người mắc bệnh tăng gấp đôi trong 10 năm qua.
Nếu như 30 năm trước Việt Nam phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng thì hiện nay nước ta đang bị đe dọa bởi căn bệnh béo phì và tiểu đường. Đáng chú ý là căn bệnh đái tháo đường là một trong ba nguyên nhân gây tử vong cao nhất thế giới, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay đáng để người dân quan tâm và có sự cảnh giác nhất định.
Theo thống kê, năm 2017, thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay ở Việt Nam với số bệnh nhân tiểu đường là 3,54 triệu người (chiếm 5,5% dân số). Nhóm bệnh nhân tiền tiểu đường (bị rối loạn dung nạp glucose) là 4,79 triệu người (chiếm 7,4% dân số).
Như vậy, trung bình cứ 7,5 người thì có một người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Con số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam được dự đoán sẽ tăng lên chiếm 7,7% dân số vào năm 2045.
Theo thống kê, những chi phí và thiệt hại do một bệnh nhân tiểu đường gây ra có thể lên tới 40 triệu VNĐ mỗi năm. Qua đó đủ để thấy được phần nào gánh nặng của căn bệnh này đối với gia đình và xã hội. Chính vì thế, chủ động phòng ngừa bệnh tiểu đường là cách tốt nhất để tránh được tất cả những tổn thất về sức khỏe và về kinh tế mà căn bệnh này có thể gây ra.
Kết hợp Đông - Tây y trong điều trị tiểu đường đang là xu hướng được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Theo các chuyên gia, khi dùng thuốc tây kết hợp đông y, sẽ giúp đường huyết hạ về ngưỡng an toàn nhanh hơn, từ đó giúp giảm nguy cơ biến chứng. Một số trường hợp người bệnh dùng kết hợp đông - tây y đã giúp giảm liều của thuốc tây, từ đó giảm các tác dụng phụ và giảm được ảnh hưởng xấu lên chức năng gan, thận của thuốc tây.
Việt Nam có rất nhiều thảo dược đông y có tác dụng tốt cho người tiểu đường. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến cây mật gấu (cây lá đắng) và dây thìa canh, được nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới chứng minh có tác dụng điều trị căn bệnh tiểu đường hiệu quả và được nhiều đơn vị đưa vào sản xuất như các loại trà thảo dược lành tính giúp xua tan đi nỗi lo của bệnh tiểu đường. Một trong những đơn vị đi tiên phong sản xuất dạng trà túi lọc Mật gấu dây thìa canh đó là Sadu.
Trà mật gấu dây thìa canh là sản phẩm được kết hợp hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên như: Mật gấu, dây thìa canh, cà gai leo và cỏ ngọt, tất cả đều lành tính không gây độc hại. Sản phẩm thuộc thương hiệu SADU do Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Thăng Long sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Y Tế.
Trà Mật Gấu Dây Thìa Canh được bào chế dưới dạng túi lọc, rất tiện lợi cho việc sử dụng, chỉ cần hãm với nước sôi là có được 1 cốc trà thơm ngon có thể hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid máu và hỗ trợ, điều trị cao huyết áp, đang được đông đảo khách hàng đón nhận và sử dụng, đều đánh giá sản phẩm mang lại hiệu quả tích cực giúp người bệnh xua tan đi nỗi lo của bệnh tiểu đường.
Comments