Chat ngay
top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảkhanhly2012.vp

Sử dụng trà gừng đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Đã cập nhật: 7 thg 10, 2022

Trong ẩm thực Việt từ xưa đến nay, củ gừng luôn là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn, từ món cá kho, món gà rang, thịt nướng...đều phảng phất hương vị ấm nồng của gừng. Còn trong Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.


Ngày nay, với hàng trăm nghiên cứu đã chứng minh rằng lợi ích sức khỏe của gừng mở rộng ra ngoài các bệnh cơ bản. Đặc biệt,y học hiện đại phát hiện thêm nhiều tác dụng quý của gừng trong việc ngăn ngừa một số bệnh đối với sức khỏe con người.


Có thể thấy nước gừng (trà gừng) là một thức uống phổ biến, được nhiều người sử dụng để làm ấm cơ thể trong những ngày thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, trà gừng còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời hơn cả một loại thức uống bình thường mà chúng ta không thể bỏ qua.


Nên uống trà gừng khi nào là thắc mắc của rất nhiều người. Dựa vào các tác dụng của trà gừng đối với cơ thể như kích thích hệ thần kinh, co mạch, tăng tuần hoàn máu, cường huyết, có thể thấy nên uống trà gừng vào buổi sáng. Uống trà gừng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể có một tinh thần thoải mái, sự linh hoạt để học tập, lao động hàng ngày. Ngược lại, đối với những người khó ngủ, nên hạn chế uống trà gừng vào buổi tối vì kích thích tim đập nhanh, hưng phấn, gây ra hiện tượng khó ngủ. Do gừng chứa chất cineole là một hoạt chất giúp giải stress, trị đau đầu, giúp tinh thần sảng khoái. Vì thế trước khi đi ngủ đừng nên uống trà gừng hay nước gừng ngâm quá nhiều vì có thể gây khó ngủ nhé. Tuy nhiên, chất này không gây độc cho gan hay các phần sức khỏe khác.


Mặc dù mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhưng trà gừng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng gừng liều cao như: ợ nóng, kích ứng niêm mạc miệng, đầy hơi, khó chịu trong dạ dày và táo bón, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu đối với các trường hợp bị xuất huyết đường tiêu hóa hay người có rối loạn đông máu. Bên cạnh đó, gừng cũng có thể gây hạ đường huyết nên tránh dùng khi dạ dày rỗng.


Cũng như bất kỳ vị thuốc nào, gừng cũng nên được tiêu thụ ở lượng vừa phải để có hiệu quả tốt nhất, không nên lạm dụng. Theo lương y Bùi Hồng Minh, vì bản chất của gừng có tính nóng, do đó không nên dùng liều cao vào buổi tối, một ngày không dùng quá 4 gram để tránh bị nóng trong người và khó ngủ.




Trà gừng là thức uống tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng trà gừng. Gừng có tính nóng, do đó không thể cải thiện các triệu chứng sốt cao do virus, say nắng. Người bị cảm lạnh cũng cần hạ sốt trước khi uống nước gừng.


Người có tiền sử tăng huyết áp không nên sử dụng trà gừng, đặc biệt là vào thời điểm cơn huyết áp đang lên cao. Trà gừng có thể làm giãn mạch, kích thích huyết áp tăng cao – 2 yếu tố dẫn đến tai biến ở người bệnh tăng huyết áp.


Gừng còn có thể tương tác với thuốc điều trị bệnh (chống đông máu, thuốc điều trị đái tháo đường). Người mắc những bệnh lý nền nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng trà gừng.


Trên đây, Sadu chia sẻ đến bạn thông tin sử dụng trà gừng sao cho hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Hy vọng bạn sẽ có những thông tin hữu ích cho mình về trà gừng. chúc bạn có những tách trà thơm ngon để luôn khỏe mạnh mỗi ngày bạn nhé.


37 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page
Chat ngay