Cách trung tâm Hà Nội tầm 20km dọc theo hướng quốc lộ 6 tôi tìm về thôn Đoàn Kết, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Tôi được người dân nơi đây kể rất nhiều về những người hùng thầm lặng làm nên thương hiệu Sadu thành công như ngày hôm nay.
Từ một loại dược liệu quý trong dân gian – cây cà gai leo đã được những người hùng thầm lặng Sadu trải qua bao khó khăn, thử thách để tạo ra những sản phẩm sạch, hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiều dùng.
Phải tận mắt chứng kiến và đi vào thực địa tại cánh đồng trồng dược liệu của Sadu , tôi mới có thể cảm nhận hết được tình yêu nghề, yêu công việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên và những người nông dân nơi đây.
Ngay khi vừa đáp xe xuống vườn dược liệu của Sadu, trước mắt tôi hiện ra cả một màu xanh bất tận, đang vươn mình dưới ánh nắng mặt trời chói chang vào một buổi sáng giữa hè những ngày tháng 6 oi ả. Cái nắng có thể làm cho con người ta thấy khó chịu, nóng bức, đổ mồ hôi, nhưng đối với những con người nơi đây, cái nắng, cái gió đó không hề làm ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của họ.
Tôi tiến lại gần vườn dược liệu, trước mắt tôi là một người trạc tuổi trung niên, mái tóc điểm bạc. Anh mặc chiếc áo màu xanh thương hiệu Sadu đang cần mẫn nhặt từng cọng cỏ, tỉa từng chiếc lá úa tại vườn dược liệu, vầng trán thẫm đẫm những giọt mồ hôi nhưng khuôn mặt vẫn rạng ngời, đang cười nói vui vẻ, hòa đồng cùng mọi người trên cánh đồng dược liệu. Bất chợt nhìn thấy người lạ, anh dừng lại, lấy tay gạt đi những giọt mồ hôi trên trán, vui vẻ chào hỏi khách lạ, mặc dù chưa được gặp hẹn trước. Hỏi ra tôi mới biết anh chính là Lê Đình Bình – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Thăng Long.
Tôi rất ngạc nhiên vì không nghĩ anh giữ vị trí cao như vậy lại có thể hòa đồng, gần gũi cùng những người nông dân, công nhân nơi đây đến lạ thường. Tôi hỏi : điều gì đã khiến anh luôn gần gũi, hòa đồng cùng cán bộ công nhân viên trong thời tiết khắc nghiệt như vậy?
Anh Bình chia sẻ : Chúng tôi luôn thấy những nụ cười trên môi của những người nông dân và nhân viên của mình. Đôi lúc cũng mệt nhưng đôi lúc cứ thấy mình trẻ ra lúc nào không hay, những lúc đó chúng tôi quên đi những vất vả khi làm nông nghiệp sạch. Được đem lại hạnh phúc cho nhân viên, những người nông dân và đặc biệt khách hàng của Sadu chúng tôi cảm thấy rất tự hào.
Nghe những lời chia sẻ từ anh, cùng với tinh thần luôn đồng cam cộng khổ, đặt mình vào vị trí của những người nông dân, công nhân góp phần làm nên thương hiệu Sadu. Khi đó tôi mới hiểu được văn hóa của Sadu chính là văn hóa gia đình – một gia đình đúng nghĩa cùng chung chí hướng, chung hành động luôn nhìn về một hướng với tinh thần đoàn kết không khó khăn nào có thể phá vỡ được.
Xe chuyển bánh về Hà Nội, lòng tôi không khỏi suy nghĩ về Sadu, lòng thầm cảm ơn và trân trọng những con người nơi đây đang từng ngày vươn lên, không ngừng tạo ra những sản phẩm sạch, mang giá trị cao. Thế mới thấy làm nông nghiệp sạch không hề dễ và càng đáng trân trọng hơn những người nông dân trên khắp cả nước, các doanh nghiệp nông nghiệp sạch luôn nỗ lực từng ngày để tạo ra những sản phẩm sạch cho người tiêu dùng như những con người Sadu. Thế mới nói làm nghề nào cũng vậy “ cần lắm một chữ tâm”.
Comments